Tư vấn thủ tục thành lập hộ kinh doanh
Dịch Vụ | 13/04/2023
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
– Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
– Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
– Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
– Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
– Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
(Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể gồm giấy phép kinh doanh hộ cá thể mới nhất
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền
Chủ hộ kinh doanh trực tiếp nộp hồ sơ/uỷ quyền nộp hồ sơ đến cá nhân, tổ chức tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc UBND huyện/quận nơi đăng ký địa điểm kinh doanh chính của HKD.
Bước 3: Xét duyệt, bổ sung và nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh chờ tin từ chuyên viên xét duyệt và bổ sung giấy tờ nếu có yêu cầu.
Hồ sơ được xử lý và được xét duyệt bởi lãnh đạo phòng, sau đó chuyển sang lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt, cuối cùng chuyển đến Bộ phận tiếp nhận rồi trả cho hộ kinh doanh.
Sau khi nhận giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế và chính thức được hoạt động cá thể.
Nơi thực hiện đăng ký hộ kinh doanh: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
(Khoản 1, 3, 4, 5 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Lưu ý về vốn điều lệ khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Pháp luật hiện nay không quy định số vốn tối thiểu hoặc tối đa đối với hộ kinh doanh. Tuy nhiên, cần cân nhắc tính rủi ro khi đăng ký vốn, hộ kinh doanh là có tính chất chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Do đó, hộ kinh doanh nên cân nhắc đăng kí khoản vốn sao cho phù hợp.
Để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cho khách hàng trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, chúng tôi đề xuất khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập công ty tại Luật Đại Nghĩa. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau đây:
– Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập hộ kinh doanh, tư vấn kế toán thuế, các vấn đề dân sự trong quá trình hoạt động.
– Soạn thảo toàn bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp, kê khai nộp thuế Môn bài, mua chữ ký số, đặt in hóa đơn….
– Thay mặt khách hàng nộp và nhận kết quả hồ sơ thành lập doanh nghiệp, nộp tờ khai và tiền thuế Môn bài, nộp và nhận kết quả hồ sơ đặt in hóa đơn cho khách hàng.
Chúng tôi luôn sẵn sàng để được phục vụ quý khách hàng. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Lưu Đại Nghĩa
Văn phòng giao dịch tại Hà Nội: Phòng 1007 toà A6B Nam Trung Yên, đường Mạc Thái Tổ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 5 đường 84 P10 Q6 khu Bình Phú 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 0984867479 (Luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết)
Để lại một bình luận