bg-22
Luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết - Giám Đốc
z4354840526953_84e8931cc0ea99f1d5d4b8b4e68a0865
3
2
Slide
z5962717911858_c90d5d0b1cbee3f28e5c5f28a2fd40e9
z6035102157774_c3d73982d0fe201917632dc9a4d450d7
z6035102139040_3b9bff2e49a5abb7851f1bc0d164e806
z6035102139073_9fe40cf879e484e38660bc0029aae965
previous arrow
next arrow

Hình thức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất đai

Đất Đai | 11/07/2024

Luật sư cho tôi hỏi: Đối với hành vi lấn chiếm đất thì có những hình thức xử phạt nào?

Trả lời:

1. Khái niệm

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về khái niệm lấn, chiếm đất như sau:

1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”

2. Hình thức xử phạt

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 thì hành vi Lấn, chiếm, huỷ hoại đất đai là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Nên hành vi lấn chiếm đất có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP:

“1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

….

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.”

Ngoài biện pháp xử lý hành chính, người có hành vi lấn chiếm đất còn có thể chịu hình phạt với tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 2015:

“1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Do đó tuỳ vào tính chất, mức độ và hành vi vi phạm, người đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Trên đây là phần trả lời của chúng tôi. Công ty Luật TNHH Lưu Đại Nghĩa xin tiếp nhận yêu cầu tư vấn của quý khách hàng qua số hotline: 0984867479 (SĐT Luật sư Ánh Tuyết) hoặc tư vấn trực tiếp tại VPGD: Phòng 1007 tầng 10 tòa A6B Nam Trung Yên đường Mạc Thái Tổ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

-->