Tư vấn tranh chấp đất đai
Đất Đai | 29/08/2024
Nếu bạn đang đọc bài viết này, tức là bạn đang có những mâu thuẫn, tranh chấp đất đai cần được giải quyết.
Vì vậy, xin dành ít nhất 10 phút đọc qua bài viết này. Chúng tôi tin rằng, bạn sẽ không phải hối hận vì 10 phút đã qua.
Liên quan đến vấn đề đất đai đã phức tạp, việc giải quyết tranh chấp đất đai lại càng phức tạp do các vụ việc đất đai thường trải qua các thời kỳ chính sách khác nhau hoặc trải qua các đối tượng sử dụng hoặc sở hữu khác nhau, hơn nữa, dù có quy định về điều kiện phương thức thực hiện việc chuyển giao quyền nghĩa vụ nhưng thực tế do nhận thức pháp luật hoặc điều kiện không cho phép thì các đối tượng liên quan đến vụ việc tranh chấp đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật dẫn đến sai sót kéo dài, chưa kể đến việc tranh chấp đất đai có một phần lý do từ những sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý đất ở các thời kỳ trước đây….
Năm 2023, chúng tôi nhận được đơn mời Luật sư của hộ gia đình là bị đơn trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất tại Thanh Hóa. Vụ án đã được xét xử giai đoạn Phúc thẩm. Ông được bố mẹ để lại diện tích đất hiện tại gia đình đang sinh sống. Năm 2003 khi bố mẹ của ông còn sống, ông đã làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dù không có tài liệu thể hiện bố mẹ mình cho ông thửa đất. Trong suốt quá trình sử dụng ông là người nộp thuế đầy đủ. Gia đình ông tham gia cải tạo, đổ đất trên diện tích đó. Nhưng tại cấp sơ thẩm, Tòa án nhân tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho hộ gia đình ông do bố mẹ ông chưa thể hiện bằng văn bản về việc cho hộ gia đình ông diện tích đất trên. Tại giai đoạn phúc thẩm, chúng tôi thu thập thêm các tài liệu chứng cứ và lấy thêm lời khai người làm chứng cũng như trích dẫn án lệ 03 để đề nghị Tòa án công nhận việc tặng cho của các cụ và đã được chấp nhận.
Chúng tôi cũng từng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai với vai trò bị đơn trong vụ án mà đương sự mua diện tích đất từ năm 1994 nhưng do thiếu hiểu biết pháp luật nên không ký Hợp đồng công chứng và không thực hiện tách sổ ngay khi mua bán. Hoặc cũng từng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các hộ gia đình mua bán diện tích đất tại địa phận Hoàng Mai, Hà Nội đất thuộc diện giao cho Tiểu thủ công nghiệp nhưng sau đó Tiểu thủ công nghiệp giải thể do hoạt động không hiệu quả. Diện tích đất này được mua bán qua nhiều chủ nhưng đều là giấy viết tay do đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….
Với kinh nghiệm thực chiến của mình, chúng tôi thấy rằng vai trò trong vụ án khác nhau thì việc yêu cầu khởi kiện sẽ khác nhau, việc xác định yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu phản tố và tập trung việc thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu phản tố là vấn đề quan trọng và xuyên suốt nhất nhất trong 1 vụ án tranh chấp về đất đai. Việc xác định sai yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu phản tố sẽ dẫn tới sai lầm khi xác định việc thu thập tài liệu chứng cứ, thậm chí dẫn tới hậu quả là yêu cầu của đương sự không có cơ sở để chấp thuận.
Dù mỗi một vụ tranh chấp sẽ có những điểm mấu chốt khác nhau, nhưng vẫn có những điểm chung trong các vụ án tranh chấp về đất đai. Vì vậy, tại bài viết này, chúng tôi đưa ra các vấn đề cơ bản người độc cần lưu ý trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai, hy vọng độc giả có được cái nhìn tổng quan hơn, đưa ra được những quyết đinh về hành vi pháp lý phù hợp với vụ việc của mình nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của độc giả
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai thường thấy ở các dạng sau: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp lối đi, tranh chấp ranh giới, tranh chấp do thừa kế, tranh chấp hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….và còn nhiều dạng tranh chấp khác
Đối với tranh chấp đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc Tòa án nhân dân.
Đối với tranh chấp đất đai chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc Ủy ban nhân dân
2. Yêu cầu Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn hòa giải cơ sở trước khi giải quyết tranh chấp đất đai.
Theo quy định của pháp luật thì Tòa án sẽ trả lại Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nếu vụ việc chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn. Nếu bạn là Nguyên đơn trong quan hệ tranh chấp đất đai đang có ý định nộp đơn khởi kiện thì cần đề nghị Ủy ban nhân dân xã nơi có đất thực hiện hòa giải trước khi khởi kiện tại Tòa án để tránh phải trả lại Đơn khởi kiện.
3. Các vấn đề tố tụng cần lưu ý trong 1 vụ án tranh chấp đất đai
Dù bạn là Nguyên đơn hay Bị đơn trong vụ án đều cần lưu ý và tập trung vào 3 vấn đề khi giải quyết tranh chấp đất đai:
a. Nguồn gốc quyền sử dụng đất: là tài liệu thể hiện lịch sử các đối tượng sử dụng hoặc sở hữu mảnh đất đang tranh chấp qua từng thời kỳ. Việc chứng minh tính liên hệ logic và trực tiếp dẫn đến quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của chúng ta đối với thửa đất vô cùng quan trọng trong vụ án. Việc chứng minh này có thể được nộp kèm Đơn khởi kiện hoặc nộp sau khi có thông báo thụ lý vụ án đối với nguyên đơn hoặc sau khi có thông báo thụ lý vụ án đối với bị đơn.
b. Quá trình sử dụng đất: việc xác đinh người trực tiếp sử dụng đất đang tranh chấp và quá trình sử dụng đất có thay đổi hay không là cần thiết trong các vụ việc tranh chấp đất đai. Để xác định quá trình sử dụng này, người sử dụng trực tiếp là ai và điều đó là ưu thế hay hạn chế đối với mình thì cần đặt trong tương quan với cả vấn đề về nguồn gốc quyền sử dụng đất, giấy tớ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp và cả các vấn đề khác tùy thuộc vào từng vụ án và tình tiết của vụ án đó.
Tài liệu chứng minh quá trình sử dụng đất này có thể được thể hiện bởi các lời khai của đương sự, xác nhận của Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn hoặc lời khai của người làm chứng…
c. Giấy tờ về việc nộp thuế hoặc giấy tờ khác liên quan đến việc chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu:
Có những loại đất cần nộp thuế hằng năm. Nếu bạn là đương sự trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và là người trực tiếp nộp thuế hàng năm thì bạn đang có ưu thế trong vụ án. Tuy vậy, tài liệu nộp thuế không phải là điều kiện duy nhất quyết định giải quyết vụ án. Chúng tôi đã từng giải quyết tranh chấp đất đai và từng đi thu thập tài liệu chứng cứ về việc nộp thuế đất qua các thời kỳ. Có những địa phương họ lưu giữ tài liệu về việc quản lý sử dụng đất vô cùng cẩn trọng và có thông tin cung cấp cho chúng ta, nhưng có những địa phương họ không còn lưu giữ. Chúng ta cũng xác định gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình xác minh tài liệu này, bởi thực tế chúng tôi đã gặp những vụ án có địa phương chỉ lưu giữ tài liệu đến năm 1994. Hoặc khó khăn trong việc trải qua các thời kỳ khác nhau, có giai đoạn do Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn thu thuế, có những giai đoạn chuyển thẩm quyền thu cho chi cục thuế..
4. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai:
Hồ sơ nộp kèm Đơn khởi kiện gồm có:
- Đơn Khởi kiện
- Các tài liệu chứng minh về quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng, Trích lục bản đồ địa chính…
- Các tài liệu là giấy tờ pháp lý của các nhân như: Căn cước công dân, hộ chiếu..
- Các tài liệu liên quan chứng minh cho yêu cầu của mình là căn cứ và hợp pháp.
Trên đây là các vấn đề cơ bản cần phải lưu ý mà trong quá trình giải quyết các vụ việc về tranh chấp đất đai. Các vấn đề chúng tôi đưa ra không nằm trong mô phạm quy định của pháp luật hoặc các vấn đề mà pháp luật quy định rõ ràng mà là các vấn đề trong quá trình thực tế giải quyết tranh chấp đất đai chúng tôi đúc rút được kinh nghiệm.
Chúng tôi luôn sẵn sàng, trao cho quý độc giả các kinh nghiệm cùng kiến thức mình có được trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của mình nhằm hỗ trợ, rút ngắn quá trình tìm hiểu của quý độc giả.
Trên hành trình tìm kiếm công lý, hãy tin rằng, có chúng tôi đồng hành.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật TNHH Lưu Đại Nghĩa
Địa chỉ: Tổ 17 phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
VPGD: Phòng 1007 tầng 10, tòa A6B Nam Trung Yên, đường Mạc Thái Tổ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
SDT: 0984867479 Email:luatdainghia@gmail.com
Nhà E có miếng đất do ông nội để lại giờ chia cho 4 người. Ngày trước xã xuống đo đạc đã chia rồi nhưng chưa làm sổ . Giờ có người làm nhà mà lấn chiếm qua đất nhà em thì giải quyết như thế nào vậy ạ . Mong luật sư sớm trả lời
Luật sư cho e hỏi là : ông bà nội em chết đi để lại thổ cư đất ở khoảng 2000m2 ko có di chúc và hiện nay e là cháu tích tôn đang ở trên mảnh đất thổ cư này
Bây giờ cô chú bên gia đình e về đòi chia đất
Em xin hỏi luật sư là có đc hay ko ạ???
Cho em hỏi ạ . Nhà bố đẻ em . Ông bà sinh được 8 người con . Trước khi ông nội chết có nói để lại cho bố mẹ em 1 gian nhà và có người làm chứng . Nhưng giờ người làm chứng cũng đã chết thì các bác cũng đã đông ú cho bố mẹ em gian nhà đó . Khi họp lại thì các bác đồng ý cho bố mẹ e thêm 1 gian nữa . Còn 3 gian các bác làm nhà thờ . Nhưng bây giờ nhà em đã xây xong 2 gian mà ông bà các bác để lại . Nhưng các bác không muốn kí để tách sổ đỏ cho bố mẹ em giờ còn làm lấn sang đất 2 gian của bố em thì giờ phải làm sao ạ . Muốn tách sổ khi không được các bác đồng ý có được không ạ. Các bác giờ lại muốn trang giành