Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
Đầu tư | 12/04/2023
Giấy chứng nhận đầu tư là giấy tờ pháp lý đầu tiên của nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam. Việc đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thế nào? thủ tục ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư về mặt thủ tục pháp lý.
Luật Đại Nghĩa là đơn vị tư vấn pháp lý có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép con cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chúng tôi mong muốn rằng, với những gì chia sẻ trong bài viết này, các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cũng mong muốn rằng, trong quá trình hoạt động của đơn vị mình, các bạn sẽ cần đến người bạn đồng hành tin cậy, có am hiểu về mặt pháp lý và lúc đó, các bạn nhớ đến chúng tôi.
Chúng tôi cam kết dùng chất lượng dịch vụ của mình để tạo nên thương hiệu.
1.Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
2.Quy trình thực hiện:
Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư.
– Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có).
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
– Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định theo quy định tại Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.
– Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giấy tờ yêu cầu cung cấp:
+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư nếu là tổ chức;
+ Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng nếu nhà đầu tư là cá nhân. Trường hợp tài khoản của ngân hàng là của nước ngoài thì phải được dịch thuật và công chứng.
4. Những công việc hỗ trợ của chúng tôi:
+ Tư vấn các vấn đề pháp lý về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài;
+ Soạn thảo hồ sơ;
+ Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước để đạt được sự chấp thuận là giấy chứng nhận đầu tư;
+ Nhận kết quả và giao lại cho nhà đầu tư.
Trên đây là những vấn đề cơ bản để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Rất mong bài viết giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát hơn về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Lưu Đại Nghĩa
Văn phòng giao dịch tại Hà Nội: Phòng 1007 toà A6B Nam Trung Yên, đường Mạc Thái Tổ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 5 đường 84 P10 Q6 khu Bình Phú 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 0984867479 (Luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết)
Để lại một bình luận