Quy định của pháp luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn
Dịch Vụ | 19/04/2023
Ly hôn là hệ quả tất yếu của những cuộc hôn nhân không hạnh phúc, là quyết định cuối cùng của các cặp vợ chồng khi đã không còn chia sẻ tiếng nói chung trong cuộc sống hàng ngày. Ly hôn làm phát sinh nhiều vấn đề khác nhau liên quan tới tài sản, bao gồm cả tài sản chung quý giá nhất của mỗi cặp vợ chồng – con cái. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền nuôi con sau khi ly hôn? Luật Đại Nghĩa xin được giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau.
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, sau khi ly hôn, cha mẹ có vẫn phải quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với: con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Pháp luật quy định cụ thể về người được quyền nuôi con trong các trường hợp sau đây:
– Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con
– Đối với con từ 7 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến của con
Đối với các trường hợp còn lại, quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ do hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng dựa trên các căn cứ như điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần để giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng.
– Điều kiện về vật chất bao gồm: ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ.
– Các yếu tố về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Trên đây là một số điểm cơ bản mà Luật Đại Nghĩa đưa ra nhằm giúp khách hàng bước đầu hiểu hơn về các quy định của pháp luật hiện hành đối với quyền nuôi con sau khi ly hôn. Luật Đại Nghĩa tự hào là đơn vị tư vấn ly hôn có kinh nghiệm lâu năm tại Việt Nam, chúng tôi có đội ngũ Luật sư uy tín, nhiệt tình vững kiến thức pháp lý để có thể tư vấn các vấn đề ly hôn một cách chuẩn xác nhất. Vì vậy, để được hỗ trợ trong từng trường hợp cụ thể, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Đại Nghĩa về các vấn đề pháp lý khách hàng cần giải quyết.
Trân trọng,
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Lưu Đại Nghĩa
Văn phòng giao dịch tại Hà Nội: Phòng 1007 toà A6B Nam Trung Yên, đường Mạc Thái Tổ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 5 đường 84 P10 Q6 khu Bình Phú 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 0984867479 (Luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết)
Để lại một bình luận