bg-22
Luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết - Giám Đốc
z4354840526953_84e8931cc0ea99f1d5d4b8b4e68a0865
3
2
Slide
z5962717911858_c90d5d0b1cbee3f28e5c5f28a2fd40e9
z6035102157774_c3d73982d0fe201917632dc9a4d450d7
z6035102139040_3b9bff2e49a5abb7851f1bc0d164e806
z6035102139073_9fe40cf879e484e38660bc0029aae965
previous arrow
next arrow

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con chưa thành niên khi ly hôn

Dịch Vụ | 19/04/2023

Khi ly hôn, cha mẹ vẫn có nghĩa vụ chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục  con chưa thành niên,  con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Bên cạnh đó, đối với cha, mẹ không trực tiếp nuôi con còn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Để hiểu hơn về nghĩa vụ này, Luật Đại Nghĩa xin giải đáp như sau:

  1. Căn cứ pháp lý
  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
  1. Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình, người không trực tiếp nuôi con khi ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Người  có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là người trực tiếp nuôi con.

Trong quá trình giải quyết ly hôn, nếu người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án sẽ giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

  1. Mức cấp dưỡng

Mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể hay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Về Tiền cấp dưỡng nuôi con: Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con

Về phương thức cấp dưỡng: Phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Lưu ý: Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Trên đây là nội dung tư vấn sơ bộ về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho con cái chưa thành niên khi ly hôn. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn trường hợp cụ thể của bạn.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH Lưu Đại Nghĩa

Văn phòng giao dịch tại Hà Nội: Phòng 1007 toà A6B Nam Trung Yên, đường Mạc Thái Tổ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Văn phòng giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 5 đường 84 P10 Q6 khu Bình Phú 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

SĐT: 0984867479  (Luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

-->