bg-22
Luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết - Giám Đốc
z4354840526953_84e8931cc0ea99f1d5d4b8b4e68a0865
3
2
Slide
z5962717911858_c90d5d0b1cbee3f28e5c5f28a2fd40e9
z6035102157774_c3d73982d0fe201917632dc9a4d450d7
z6035102139040_3b9bff2e49a5abb7851f1bc0d164e806
z6035102139073_9fe40cf879e484e38660bc0029aae965
previous arrow
next arrow

Tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Đất Đai | 13/04/2023

Pháp luật hiện tại không đề cập đến thuật ngữ “khai nhận sản thừa kế”, tuy nhiên, trong thực tế, nó có thể được hiểu là quá trình mà người nhận thừa kế phải thực hiện các thủ tục cần thiết để chứng minh và xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản mà người đã mất để lại. Nói đơn giản, khai nhận di sản thừa kế là việc thực hiện các thủ tục để được nhận di sản thừa kế theo đúng quy định pháp luật.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Bước 1. Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, người khai nhận di sản thừa kế đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau:

Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế;

CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ bạn và của bạn( bản sao để lưu giữ và bản chính để đối chiếu);

Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)

Giấy chứng tử của người chết;

Di chúc;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất.

Theo Điều 18 của Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì sau khi nhận đủ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế và xét thấy hồ sơ hợp lệ, tổ chứng hành nghề công chứng sẽ thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế và niêm yết trong thời hạn 15 ngày tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.

Bước 2: Trả kết quả

Sau 15 ngày niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng thực hiện thủ tục chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế. 

Bước 3: Thực hiện thủ tục đăng ký đất đai

Sau khi đã tiến hành công chứng xong văn bản khai nhận di sản người kế, người nhận di sản tiến hành thực hiện việc đăng kí sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên và môi trường.

Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

Các giấy tờ về thừa kế như: Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước);

Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;

Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).

Giấy chứng tử;

Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.

Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và xử lý

Chuyên viên văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ.

Trong trường hợp cần bổ sung thông tin, chuyên viên sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ cung cấp đầy đủ thông tin.

Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, chuyên viên sẽ lập biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

khi hồ sơ được kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan đến việc sử dụng đất và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Nếu tất cả các điều kiện được đáp ứng, Ủy ban nhân dân sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nộp hồ sơ.

Trên đây là thông tin về vấn đề khai nhận di sản thừa kế có liên quan đến quyền sử dụng đất. Nếu Quý khách cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật TNHH Lưu Đại Nghĩa để được tư vấn và giúp đỡ.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH Lưu Đại Nghĩa

Phòng 1007 toà A6B Nam Trung Yên, đường Mạc Thái Tổ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội

SĐT: 0984867479  (Luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

-->